Views: 8700

CÁC LOẠI DUNG MÔI PHA SƠN HIỆN NAY

Product code : 686868

Liên hệ
Quantity:

    CÁC LOẠI DUNG MÔI PHA SƠN HIỆN NAY
    Các loại dung môi pha sơn phổ biến nhất trên thị trường cần có những tính chất đặc trưng nào? Nên chọn loại dung môi nào là thích hợp nhất?
    Các loại dung môi pha sơn nào an toàn và phổ biến hiện nay?
    Các loại dung môi pha sơn thường được chia thành nhiều loại khác nhau để kết hợp tốt nhất với những sản phẩm sơn. Trong đó, những hóa chất hay gặp nhất là dung môi mạch thẳng, gốc nhân thơm, chứa gốc xeton, gốc alcohol,…Nhờ vào dung môi, sơn có thể duy trì được độ lỏng trong quá trình sử dụng nhưng chất lượng sẽ thay đổi nếu không dùng đúng hàng chính hãng. Tìm hiểu ngay về những dung môi pha sơn cùng Hóa chất Việt Mỹ để có loại dung môi thích hợp.
    Những công dụng của dung môi pha sơn
    Công dụng chủ yếu của những dung môi pha sơn chính là chất lỏng dùng để làm loãng sơn trong quá trình sử dụng. Nhờ vậy, việc sơn phết sơn trở nên dễ dàng hơn và tăng được khối lượng phủ bề mặt. Bên cạnh đó, chất dung môi thường chính là chất mang lại khả năng bảo vệ vẻ đẹp cho bức tường hoặc vật liệu được sơn. Nguyên nhân bởi nó có tính chống thấm, chống ẩm mốc, chống phủ rêu xanh hoặc những mảng bám hình thành sau một thời gian.
    Ngoài ra, những hóa chất dung môi sơn này còn được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp khác. Trong đó, thịnh hành nhất là ngành sản xuất giày da, ngành keo dán hay băng dính và cả ngàng nhiếp ảnh. Như vậy, để chọn được loại dung môi thích hợp, tốt nhất nên chú ý đến thông số kỹ thuật, chất lượng dung môi và độ an toàn khi tiếp xúc.
    CÁC LOẠI DUNG MÔI PHA SƠN HIỆN NAY
    Acetone
    Acetone là một chất hóa học hữu cơ có công thức C3H6O hoặc (CH3)2CO. Đặc điểm chung của loại chất này là ở dạng lỏng, có khả năng hòa tan trong nước và một số dung môi khác như ethanol, aceton, ethyl acetate,…Ngoài ra, acetone không có màu sắc, có mùi hơi ngọt rất dễ bay hơi và dễ cháy khi tiếp xúc nơi có nhiệt độ cao.  
    Trong thực tế, acetone được dùng để làm dung môi cho các loại sơn khác nhau như sơn tĩnh điện, sơn nước,…Bên cạnh đó, hóa chất này còn được ứng dụng trong việc sản xuất những sản phẩm sợi tổng hợp hoặc nhựa. Ở một số ngành, acetone còn được dùng để làm chất khử cho thuốc, chất tẩy rửa hoặc dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
    Bán dung môi BA
    Bán dung môi ba hay butyl ethanote là một chất hóa học hữu cơ có công thức hóa học là C6H12O2. Đặc tính đặc trưng của butyl acetate là một chất ở dạng lỏng, trong suốt không màu nhớt và có vị khá ngọt như của loại trái cây táo, chuối. Chất hữu cơ này tan rất ít trong nước nhưng lại hòa hợp tốt với các dung môi khác như alcohol, glycol, ester,….Và đây là một chất lỏng rất dễ bay hơi, rất dễ bốc cháy dù ở nhiệt độ phòng.
    Nguyên nhân chính nghe được hương vị trái cây chính vì butyl acetate thường được tìm thấy trong nhiều loại quả. Có thể nói, butyl acetate là một hóa chất có vai trò quan trọng đối với việc sản  xuất các loại dung môi pha sơn công nghiệp. Nhờ butyl acetate, những thành phần trong sơn được hòa tan tốt hơn bình thường. Và quá trình làm khô hoặc các hiệu ứng bề mặt cũng trở nên đơn giản hơn giúp tạo được thành phẩm đều màu và có độ bóng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh pha trộn butyl acetate chung những sản phẩm sơn có nhóm OH tự do.
    Xylene
    Xylene là hóa chất ở dạng lỏng, không có màu và có mùi ngọt nhẹ khá giống với butyl ethanote. Đây cũng là một loại hóa chất có khả năng bốc hơi nhanh và dễ bốc cháy ngay ở nhiệt độ thường. Ngoài được dùng nhiều trong dung môi pha sơn, xylene còn có mặt trong ngành công nghiệp in, thuộc da hoặc ngành cao su.
    Như vậy, để chọn được các loại dung môi pha sơn thích hợp, cần nắm rõ đặc điểm của chúng để chắc rằng phù hợp với sản phẩm sơn đã mua. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất vẫn là mua đúng dung môi chính hãng, có rõ nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo chất lượng. Liên hệ ngay với Hóa chất Việt Mỹ để có thêm thông tin chi tiết!
    Đặc tính dung môi dùng trong ngành sơn
       Đặc tính dung môi dùng trong ngành sơn là:
    – Đặc tính về chất lượng
    – Đặc tính về thông số kỹ thuật
    – Đặc tính về độ an toàn sử dụng
    1.Đặc tính về chất lượng của dung môi dùng trong ngành sơn:
              Là các tính chất của dung môi có ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Trong đó có 2 tính chất: Độ hòa tan và tốc độ bay hơi là quan trọng nhất.
    * Độ hòa tan dung môi:
    Là hiệu ứng tác dụng của dung môi làm tách biệt phân tử polymer tạo màng. Sau đó phân tán chủng trong các dung môi.
    Độ hòa tan của dung môi trong sơn được xác định bằng độ nhớt của dung dịch nhựa. % hàm lượng rắn chứa trong dung dịch này. Xu hướng của các nhà làm sơn là chọn sử dụng dung môi với lượng càng nhỏ càng tốt mà vẫn đạt được tốc độ nhớt thấp nhất để chế tạo và thi công sơn.
    Bản chất của dung môi được xác định qua tính chất độ hòa tan mạnh yếu. Dựa vào độ hòa tan này mà phân loại dung môi thành 4 loại sau:
    Dung môi đích thực hay còn gọi là dung môi hoạt hóa. Là dung môi chỉ sử dụng một mình nó để hòa tan nhựa sơn.
    Dung môi ngâm tẩm (LATENT SOLVENTS) không phải là dung môi hoạt hóa. Chỉ dùng để thấm ướt nhựa sơn – điển hình trong nhựa NC – tránh tác dụng tiếp xúc với không khí.
    Dung môi phối trộn (diluent – solvents) không phải là dung môi hoạt hóa. Chỉ được dùng pha với dung môi chính nhằm mục đích giảm giá thành của lượng dung môi dùng trong công thức sơn theo yêu cầu.
    Dung môi pha loãng (THINNERS) thường là hỗn hợp các dung môi có mặt trong công thức sơn đã nhằm mục đích đã làm giảm độ nhớt của sơn theo yêu cầu thi công.
    Ví dụ: Về xác định phân biệt loại dung môi như sau:
    Dung môi hoạt hóa:Hydrocarbon mạch thẳng dùng cho nhựa Alkyd béo.Hydrocarbon mạch vòng dùng cho nhựa Alkyd gầy, Acrylic. Epoxy, Ketones dùng cho Vinyl, PU, Acrylic. Ester dùng cho NC, Epoxy.
    Latent: Alchols dùng cho NC.
    Diluent: hydrocarbon dùng cho hầu hết các loại nhựa.
    Thinner: White Spirit dùng cho hầu hết Alkyd béo.
    * Tốc độ bay hơi của dung môi
    Tốc độ bay hơi cũng giống như độ hòa tan tính chất quan trọng của dung môi, thể hiện độ bay hơi từ màng sơn trong và sau khi thi công sơn.
    Sự lựa chọn dung môi thường căn cứ vào độ bay hơi nhanh hay chậm của dung môi như sau:
    – Các dung môi bay hơi nhanh có các ưu điểm là:
    + Làm tăng nhanh độ nhớt và do đó giảm thiểm độ loang chảy của màng sơn khi thi công lên bề mặt thẳng đứng
    + Làm phản ứng đóng rắn của sơn 2 thành phần xảy ra nhanh hơn. Giảm bớt sự tạo bọt trên màng sơn.
    – Các dung môi bay hơi chậm có các ưu điểm là:
    + Khắc phục nhược điểm của dung môi bay hơi quá nhanh khi phun sơn. (làm màng sơn kém dàn trải đền trên bề mặt cầu sơn).
    + Làm nhiệt độ bề mặt sơn không bị giảm đột ngột do dung môi bay quá nhanh gặp hơi ẩm còn bám ở bề mặt gây phồng rộp hoặc màng sơn bị đục mờ.
                Sự phối trộn dung môi (Solvent Balance): Như đã nói ở phần tốc độ bay hơi của dung môi. Cả 2 loại dung môi bay hơi nhanh và chậm dùng trong hầu hết các loại sơn đều có ưu nhược  điểm riêng. Nên các nhà làm sơn thường phối trộn các dung  môi này với nhau sao cho màng sơn có chất lượng mong muốn. Trong thực tế thường phối trộn dung môi chính và chất pha loãng (diluent). Tỷ lệ phối trộn thích hợp được xác định qua các thực nghiệm cụ thể.
                           Đặc tính dung môi dùng trong ngành sơn
    2.Đặc tính thông số kỹ thuật của dung môi dùng cho ngành sơn:
              Là yếu tố bắt buộc các nhà cung ứng và sản xuất dung môi phải thông báo    cho người sử sụng chọn lựa.
    – Ngoại quan (Appearance): nhận biết nhanh về tạp chất: cơ học, màu sắc, độ đục….
     Trị số Brom: Là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sơn thành phẩm lưu trữ.
     Trị số màu sắc: Xác định nhanh các tạp chất gây màu trong dung môi.
     Tỉ trọng (Density) hoặc trọng lượng riêng (Specific gravity): xác định chính xác loại dung môi.
     Khoảng nhiệt độ chưng cất: Nhằm xác định sự có mặt của tạp chất có điểm sôi cao hoặc thấp.
     Điểm bắt cháy: Xác định độ an toàn về cháy
     Độ tinh khiết: Xác định các tạp chất bất lợi trong dung môi.
    ví dụ: Butanol thứ cấp trong MEK, Benzen trong dung môi vòng thơm, nước trong rượu và Ester.
    – Chỉ số khúc xạ (Refractive index): Xác định cho từng loại dung môi.
    Ghi chú: Các thông số kỹ thuật nói trên được xác định theo tiêu chuẩn  ASTM
    3.Đặc tính về độ an toàn sử dụng của dung môi dùng trong ngành sơn:
    Độ an toàn sử dụng dung môi gồm có các yếu tố: Điểm bắt cháy độ độc hại đối với con người qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc với da.
    Các nhà sản xuất và cung ứng dung môi cần thông báo cho người sử dụng các số liệu an toàn này bằng kỹ thuật: MSDS (Material safety Data sheets) theo quy định ở Úc, Mỹ hoặc CHDS (Chemical Hazard Data Sheets) ở châu Âu.
    * Điểm bắt cháy:
    Là thông số quan trọng hàng đầu có liên quan đến hàng loạt vấn đề như: sản xuất, bốc xếp, vận chuyển, lưu kho các sản phẩm có chứa dung môi.
    Điểm bắt cháy được xác định là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dung môi tiếp xúc với không khí có thể bốc cháy khi gặp tia lửa hoặc ngọn lửa.
    Thường tại một số quốc gia có luật quy định về ngưỡng an toàn về điểm bắt cháy cho các dung môi áp dụng cho việc vận chuyển và lưu kho. Các sản phẩm chứa dung môi có điểm bắt cháy trên ngưỡng an toàn này được coi là hợp chuẩn.
    * Độ độc hại và ô nhiễm môi trường: Bao gồm cả các yếu tố gây hại cho sức khỏe con người như: hô hấp, tiêu hóa, da. Thường áp dụng nhất là chỉ số “giá trị ngưỡng an toàn” TLV (=Threshold, Limit Value) cho nồng độ dung môi trong khí quyển nhà máy. Chỉ số TLV cho biết nồng độ trung bình (p.p.m = triệu đồng). Không được vượt quá ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người trong một ngày làm việc.
    4.Các đặc tính chất lượng khác nhau của dung môi dùng trong ngành sơn:
    Hàm lượng rượu (-OH) và nước (-OH) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sơn PU.
    Hàm lượng Hydrocarbon thơm trong sơn gốc dung môi ít vòng thơm. Nếu quá dư sẽ làm thay đổi tương quan hàm lượng rắn/độ nhớt và có thể làm sơn có mùi khó chịu.
    Trị số Brom có trong các dung môi Hydrocarbon gây ành hưởng đến màu sắc, mùi và kết tụ nhựa của sơn thành phẩm khi lưu kho.
    Mùi của dung môi đặc biệt quan trọng khi thi công sơn trong các môi trường nhạy cảm như trường học, bệnh viện v.v..
    Màu sắc của dung môi có thể làm giảm về mỹ quan của màng sơn. Nhất là trong trường hợp dầu bóng trang trí.
    Sức căng bề mặt có ành hưởng đến tính thấm ướt của bề mặt sơn. Sức căng bề mặt dung môi có giá trị thấp chọn dùng thích hợp hơn vì có khả năng thấm sơn dễ vào các góc cạnh của bề mặt sơn.
    Độ nhớt của dung môi có ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả nghiền sơn. Đồng thời cũng đáp ứng được điều kiện thi công sơn.
    Phụ gia cho sơn 
    Các loại dung môi
    Dung môi
    METHYL ETHYL KETONE (M.E.K)
    TOLUENE, BAC, METHANOL 
    Butyl cellosolve Solvent (BCS)
    Nói đến các loại dung môi công nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến dung môi công nghiệp sử dụng trong lĩnh vực khai khoáng hoặc các loại dung môi công nghiệp ngành sơn. Trong đó, từng loại dung môi khác nahu lại có những tính chất, ưu điểm và hạn chế khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về một vài loại dung môi công nghiệp sử dụng trong lĩnh vực sơn.
    Dung môi công nghiệp ngành sơn là những loại hóa chất thường được sử dụng trong tất cả các loại sơn từ các loại sơn thông thường đến các loại sơn đặc biệt như sơn tan trong nước,  mực in, thuốc nhuộm, vẹcni… Việc sử dụng các loại dung môi này nhằm pha loãng hoặc bổ sung thêm những đặc tính khác cho loại sơn như chống thấm, chống rêu, chống bám, hay muốn kiểm soát tốc độ khô của sơn…
    Toluen
    Toluen là một loại dung môi công nghiệp ngành sơn được phát hiện vào năm 1037 bởi hai nhà khoa học thiên tài là Ps. Pelletie và P.Walter. Loại dung môi công nghiệp này được phát hiện trong quá trình điều chế nhựa thông. Toluen là một hóa chất tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, độ nhớt thấp, tan ít trong nước nhưng lại dễ tan trong các dung môi công nghiệp ngành sơn khác như Xeton, Aceton hay rượu.
    Toluen là một loại hydrocacbon thơm được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất. Nó thường được thay thế cho Benzen, vì có độ hòa tan cao và dễ bay hơi. Ngoài ra, Toluen cũng được ứng dụng trong sản xuất keo dán và chất kết dính. Ngoài ra Toluen cũng được tìm thấy như một thành phần chính trong các chất tẩy rửa như: nước rửa chén, xà phòng, bột giặt, nước lau sàn nhà, kem đánh răng, sữa rửa mặt, sữa tắm, hóa chất toilet, dung dịch vệ sinh cơ thể, mỹ phẩm tẩy trang, dung dịch giặt quần áo…Trong lĩnh vực sinh học, Toluen được ứng dụng trong công nghệ điều chế tế bào và điều chế thuốc nổ TNT.
    Tuy nhiên, ứng dụng quan trọng và nổi bật nhất của Toluen là một dung môi được sử dụng trong sản xuất sơn. Chính vì vậy, hóa chất này thowngf được mọi người biết đến phổ biến nhất là một dung môi công nghiệp ngành sơn. Do có một số tính chất vật lý và hóa học phù hợp nên Toluen thường được sử dụng để hòa tan nước sơn và sơn các vật dụng trong gia đình như sơn xe hơi, sơn đồ đạc, sơn tàu biển, …Ít ai biết rằng Toluen được điều chế từ nhựa than đá và dầu mỏ bằng phương pháp Reforming xúc tác (chiếm khoảng 87%) hay Cracking hơi nước. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, Toluen được điều chế từ Ankan và Xicloankan trong phòng thí nghiệm…
    Aceton
    Dung môi công nghiệp ngành sơn tiếp theo chính là Aceton. Đây là một loại hóa chất được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy công nghiệp. Aceton tồn tại dưới dạng lỏng, trong suốt không màu, cực kỳ dễ cháy. Do có tính chất vật lý như vậy nên phải hết sức cẩn thận khi sử dụng loại dung môi công nghiệp ngành sơn Aceton này.
    Do đặc tính tan rất tốt trong nước nên Aceton thường được sử dụng rất nhiều trong việc tẩy rửa phòng thí nghiêm. Đây cũng là thành phần chính trong một số loại dụng dịch tẩy rửa như: nước rửa móng tay, xà phòng, nước rửa chén, nước rửa tay…Ngoài ra, Aceton còn được sử dụng để hòa tan một số loại chất hữu cơ khác trong nhà máy để điều chế và sản xuất. Trong đó người ta biết đến Aceton với ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất là dung môi pha sơn. Nó được sử dụng trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc bằng việc pha loãng các loại sơn hoặc điều chế làm vecni trong lĩnh vực trang trí nhà cửa hay nội thất. Đây là một trong những dung môi công nghiệp ngành sơn được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng.
    Xylene
    Loại dung môi công nghiệp ngành sơn tiếp theo là Xylene với công thức hóa học là C8H10. Đây là loại hóa chất tồn tại ở dạng lỏng, không màu.
    Methyl ethyl ketone (MEK)
    Methyl ethyl ketone là một trong những dung môi công nghiệp ngành sơn được biết đến khá phổ biến với công thức hóa học là C4H8O. Methyl Ethyl Ketone (MEK) hay Butanone, là một hợp chất hữu cơ tồn tại ở dạng lỏng, không màu, có mùi giống acetone. Loại hóa chất này hòa tan được trong nước và được sử dụng như một dung môi công nghiệp. Nó được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với quy mô khá lớn. Các đặc tính của MEK cụ thể là:
     
    Báo giá các loại dung môi

    STT Tên sản phẩm Công thức Quy cách Xuất xứ
    1  Acetone  C3H6O  160 kg/phuy  Taiwan,Sing,Mobil
    2  Toluen  C7H8  179 kg/phuy  Sing, Mobil, Thailand
    3  Xylene  C8H10  179 kg/phuy  Sing, Mobil
    4  Ethyl Acetate (EA)  H5 C4H8O2  180 kg/phuy  Sing, Taiwan
    5  Methyl Acetate (MA)  C4H8O2  190 kg/phuy  Taiwan
    6  Methyl Ethyl Ketone (MEK)  C4H8O  165 kg/phuy  Taiwan, Sing, Nhật
    7  Methyl Iso Butyl Ketone (MIBK)  C6H12O  165 kg/phuy  Mỹ, Ả Rập
    8  Methyl Ethyl Ketone Peroxide (MEKP)  C8H18O6  5 Kg/can, 20 kg/hộp  China, Taiwan
    9  N - Hexan  C6H14  135 kg/phuy  Korea
    10  N - Butanol  C4H10O  165 kg/phuy  Nam Phi
    11  Methyl Chloride (MC)  CH2Cl2  250 kg/phuy  India
    12  Trichloroethylene (TCE)  C2HCl3  290 kg/phuy  Nhật Bản
    13  Cyclohexanone  C6H10O  190 kg/phuy  Hà Lan
    14  Propylene Glycol Methyl Ether (PM)  C6H12O2  190 kg/phuy  Singapore
    15  Propylene Glycol Monomethyl Ether Acetate (PMA - PGMEA)  C6H12O3  200 kg/phuy  Singapore
    16  Methanol  CH4O  163 kg/phi  Ả Rập, Indonesia,
    17  Iso Propyl Alcohol (IPA)  C3H8O  163 kg/phuy  Nam phi, Sing
    18  Monoethylene Glycol (MEG)  C2H6O2  235 kg/phuy  Saudi Arabia
    19  Diethylene Glycol (DEG)  C4H10O3  235 kg/phuy  Saudi Arabia
    20  Polyethylene Glycol (PEG)    225 kg/phuy  Indonexia
    21  N-butyl Acetate (BA)  C6H12O2  180 kg/phuy  Taiwan
    22  sec-butyl acetate  C6H12O2  160 kg/phuy  
    23  Butyl Carbitol (BC)  C8H18O3  200 kg/phuy  USA
    24  Butyl Cellosolve (BCS)  C6H14O2  185 kg/phuy  Germany
    25  Ethyl Cellosolve  C4H10O2  190 kg/phuy  Ấn Độ
    26  Sorbitol      
    27  Solvent 100 (C9)     180 kg/phuy  Korea
    28  Solvent 150 (C10)    175 kg/phuy  Taiwan
    29  Solvesso 100    179 kg/phuy  Exxon
    30  Solvesso 150    184 kg/phuy  Exxon
    31  Solvesso 200    205 kg/phuy  Exxon
    32  Monoethanolamine (MEA)  C2H7NO  210 kg/phuy  Singapore, …
    33  Triethanolamine (TEA)  C6H15NO3  230 kg/phuy  BASF (Malayxia)
    34  Glycerine  C3H8O3  270 kg/phuy  Malayxia
    35  ACTREL 3338L    150 kg/phuy  Exxon
    36  ACTREL 3356L    156 kg/phuy  Exxon
    37  APF 80/100, dm cao su    145 kg/phuy  Singapore
    38  EXXSOL – HEXANE    137 kg/phuy  Exxon
    39  EXXSOL D30, D40, D60, D80.    158 kg/phuy  Exxon
    40  EXXSOL D90, D110, D130.    158 kg/phuy  Exxon
    41  ISOPAR C,E,G,H,L,M    156 kg/phuy  Exxon
    42  White Oil (dầu trắng, paraffin)   MARCOL 52  175 kg/phuy  Exxon, Taiwan
    43  Dibutyl Phthalate (DBP)  C16H22O4  210 kg/phuy  Indonexia
    44  Palatinol AH (DOP)  C24H38O4  200 kg/phuy  BASF (Malayxia)
    45  N-Methylpyrrolidone (NMP)  C5H9NO  210 kg/phuy  BASF