CÓ NÊN MUA BỘT MÀU CÔNG NGHIỆP GIÁ RẺ

  19/07/2017

Bột màu công nghiệp được dùng trong sản xuất sơn, nhựa gồm cả bột màu hữu cơ( organic pigment) và bột màu vô cơ( inorganic pigment), cả hai màu trên đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, thường thì trong giá thành màu vô cơ rẻ hơn màu hữu cơ, tuy nhiên, dùng màu nào với tỷ lệ bao nhiêu trong công thức sản xuất thì tùy từng sản phẩm, chủng loại, nhà sản xuất sẽ sử dụng chúng như thế nào, đó cũng là bí quyết công nghệ sản xuất.

Ở góc độ kỹ thuật, bột màu công nghiệp phải đạt được các yếu tố sau( Áp dụng trong ngành công nghiệp sản xuất sơn):

a. Tính phân tán: (Dispersion).

- Tính phân tán của bột màu là tính chất các bột màu sử dụng không được kết tụ với nhau trong chất tạo màng. Qúa trình phân tán bột màu trong chất tạo màng bàng 2 thiết bị phân tán và các chất phụ gia thích hợp giúp bột màu phân tán đều trong chất tạo màng và không bị kết tụ trở lại trong quá trình lưu kho và sử dụng sơn.

 - Bột màu hữu cơ thường khó phân tán trong chất tạo màng hơn bột màu vô cơ.

 - Qúa trình phân tán bột màu gồm có 4 bước thực hiện là:

● Sự thấm ướt (wetting) bề mặt bột màu.

 ● Sự phá vỡ các tập hợp liên kết các hạt bột màu.

 ● Sự phân bố đều các hạt bột màu trong chất tạo màng.

 ● Sự làm ổn định (làm bền) dạng phân tán bột màu.

 b. Độ bền ánh sáng (LIGHT FASTNESS).

-  Độ bền ánh sáng của bột màu là sự bền màu và ánh sang ban ngày (có tồn tại tia tử ngoại có tác dụng phá hoại độ bền màu của bột màu).

- Phương pháp đánh giá độ bền ánh sáng của bột màu thường được sử dụng là phương pháp Blue Wool Scale có cấp như sau:

 

 

 

 

Cấp độ

Độ bền ánh sáng

Thời gian thực tế

1

2

3

4

5

6

7

8

Rất kém

Kém

Yếu

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Tuyệt hảo

Tốt

0.5 – 1 ngày

1 – 2 ngày

3 – 4 ngày

8 – 10 ngày

3 – 4 tuần

6 – 7 tuần

4 – 5 tháng

8 – 12 tháng

 

 c. Độ bền thời tiết (WEATHER FASTNESS)

-  Độ bền thời tiết của bột màu được đánh giá theo hai phương pháp, phơi mẫu sơn màu ngoài trời và thí nghiệm nhanh trong tủ thí nghiệm nhanh, sau đó đánh giá độ bền màu theo tiêu chuẩn Greyscale DIN 54001 và ISO Greyscale R105 A02.

 

d. Độ bền nhiệt (Heat Stability)

 - Bột màu dùng chế tạo sơn yêu cầu phải có tính bền nhiệt để không bị biến màu trong các trường hợp sau:

● Khi phân tán hoặc nghiền bi ở tốc độ cao.

● Khi cần sấy ở nhiệt độ cao.

● Khi sử dụng bề mặt sơn ở gần khu vực nhiệt độ cao.

 - Độ bền nhiệt được thí nghiệm theo phương pháp tiến hành sấy các mẫu sơn màu có chiều dầy màng sơn ướt 100μm ở các điều kiện:

 Cấp 1: 120 oC – 30 phút

Cấp 2: 140 oC – 30 phút

Cấp 3: 160 oC – 30 phút

Cấp 4: 180 oC – 30 phút

 Cấp 5: 200 oC – 30 phút

 Đánh giá độ bền nhiệt theo 5 cấp tiêu chuẩn GREYSCALE DIN 54002 như sau:

Cấp 1: Kém bền nhiệt

Cấp 5: Rất bền nhiệt.

e. Độ bền hóa chất ( axit và kiềm).

 - Màng sơn màu khi thi công sau khi khô tại các công trình xây dựng có khí quyển công nghiệp cần có độ bền axit do khí thải ngưng tụ với hơi nước tạo ra axit bám trên bề mặt sơn, hoặc sơn lên bề mặt vật liệu silicat, bê tông, xi măng có tính kiềm, hoặc mực in màu lên bao bì, chứa các chất tẩy rửa có tính kiềm. Vì vậy bột màu sử dụng trong sơn - mực in cần có tính bền với axit – kiềm.

g. Cường độ màu (Colour strength)

 - Cường độ màu là một thông số rất quan trọng để xác minh màu sắc cuối cùng của màng sơn cần có theo yêu cầu.

 - Cường độ màu thường được đo bằng số lượng Ti O2 cần kết hợp với 1 phần bột màu cần đo để đạt được cường độ màu tiêu chuẩn theo thang màu chuẩn quốc tế Internetional Standard Colour Depth ( viết tắt là SD) được xây dựng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Thường cường độ màu tiêu chuẩn được đo ở 3 mức cùng với một phần bột màu pha với phần TiO2 25 phần TiO2 VÀ 200 phần TiO2 , gọi theo danh từ chuyên môn là Tinting Colour ( màu pha theo tiêu chuẩn).

Phép đo này được ứng dụng nhiều trường hợp xác định cường độ màu của bột màu trong sơn nhất là với thang chuẩn Tinting Colour với TiO2. Tuy nhiên với trường hợp mực in hay dùng các bột màu có độ trong suốt (Transparent) thì phép đo này không chính xác.

● 7 tính chất từ a àg là các thông số quan trọng của bột màu để lựa chọn loại thích hợp dùng sản xuất sơn và mực in.

● Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số tính chất khác của bột màu có ảnh hưởng đến tính chất của sơn mực in như: Tính lưu biến( Rheology), tính kết tụ màu và độ bong màng sơn

 

Các yếu tố trên chỉ mang tính học thuật và lý thuyết, tuy nhiên nó sẽ là những tiêu chí cần thiết đối với các nhà sản xuất trong việc lựa chọn bột màu công nghiệp sao cho phù hợp với sản phẩm của mình.

hadochemical.com

Bình luận

Bài viết chọn lọc Xem tất cả